Thứ Năm, 27 tháng 6, 2019

Mang thai tuần 6: Bé yêu chỉ bằng hạt đậu nhưng tim đập nhanh gấp đôi bạn!


Quả thật là một điều kì diệu đúng không nào? Bé con đã phát triển vượt bậc so với tuần trước rồi, ở tuần thai kỳ thứ 6 này bé sẽ không ngừng làm mẹ ngạc nhiên về những thay đổi của mình đấy.

Tuần thứ 6 vẫn được coi là giai đoạn đầu mang thai, dù bụng bạn có vẻ phình to hơn đôi chút nhưng bạn vẫn chưa ra dáng một "bà bầu" đâu. Thay vào đó các dấu hiệu thay đổi bên trong mới thật sự khiến bạn bận tâm.
Mẹ bầu tuần thứ 6 vẫn chưa ra dáng "bà bầu".
Mẹ bầu tuần thứ 6 vẫn chưa ra dáng "bà bầu".
Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào khi mang thai tuần 6?
Những cảm giác khó chịu khi mang thai sẽ xuất hiện nhiều hơn trong tuần này. Mẹ hẳn sẽ cảm thấy rất uể oải khi cơ thể đang phải điều tiết cho phù hợp với các nhu cầu của thai kỳ tuần thứ 6, có những ngày mẹ sẽ cảm thấy như chưa được ngủ chút nào, hoặc ngủ vẫn chưa đủ. Ngực trở nên đau, nhạy cảm hơn.
Triệu chứng ốm nghén ập đến bất cứ lúc nào khiến mẹ mệt mỏi, buồn nôn. Ước tính đến khoảng 70-80% phụ nữ mang thai bị buồn nôn ở một mức độ nào đó trong ba tháng đầu của thai kỳ nên mẹ hãy chọn các thức ăn dễ tiêu hóa, không nên cố ép bản thân và tránh bỏ lỡ các bữa ăn để tránh tình trạng hạ đường huyết.
Chia nhỏ các bữa ăn sẽ giúp mẹ bầu dễ tiêu hóa và giảm tình trạng ốm nghén khi mang thai.
Chia nhỏ các bữa ăn sẽ giúp mẹ bầu dễ tiêu hóa và giảm tình trạng ốm nghén khi mang thai.
Ngoài ra hiện tượng đi tiểu thường xuyên khiến mẹ cảm thấy khá là bất tiện. Nguyên nhân của hiện tượng này là do thận của mẹ phải làm việc vất vả hơn để đưa chất thải ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó từ tuần thứ 6 trở đi, bạn có thể cảm nhận chút đau ở dưới thắt lưng mà trước khi có thai bạn chưa từng bị. Đây là do áp lực từ tử cung đang lớn dần gây tác động lên cột sống phía dưới. Những cơn đau lưng sẽ đến rồi đi trong suốt thai kỳ, bạn đừng nên dùng đến thuốc giảm đau mà hãy tranh thủ nghỉ ngơi thư giãn.
Bụng của bạn sẽ lớn hơn một chút, vòng eo sẽ dày hơn bình thường. Tâm trạng của mẹ sẽ tiếp tục không ổn định, thay đổi nhanh chóng mặt nên hãy cố gắng thư giãn nhé.
Sự phát triển của thai nhi
Ở tuần thứ 6, em bé có kích thước tương đương một hạt đậu. Chiều dài trung bình của thai nhi tuần thứ 6 là khoảng 5-8mm và sẽ tăng gấp đôi trong tuần tới!
Cụ thể hơn, thai 6 tuần, thai nhi phát triển như thế này rồi đây:
Một khuôn mặt rõ ràng đã xuất hiện: nhìn hình ảnh siêu âm thai 6 tuần tuổi bạn sẽ thấy ngạc nhiên vì bé có một cái đầu "quá khổ", trán rất to, còn thân mình thì bé xíu. Đây là tuần cho những sự phát triển quan trọng: mũi, miệng và tai. Đôi tai đang phát triển được đánh dấu bằng chỗ lõm nhỏ ở 2 bên đầu. Những đốm đen nơi mắt và lỗ mũi của bé bắt đầu hình thành; Đôi mắt lúc này còn ở vị trí khá xa nhau, gần về phía hai bên thái dương hơn. Khuôn miệng bé đã có lưỡi và các dây thanh âm hình thành.
Kích cỡ của em bé ở tuần mang thai thứ 6 chỉ như một hạt đậu mà thôi.
Kích cỡ của em bé ở tuần mang thai thứ 6 chỉ như một hạt đậu mà thôi.
Thai 6 tuần tuổi đã có tim thai và có thể phát hiện được thông qua siêu âm. Nhịp tim đang đập với tốc độ gần gấp đôi nhịp tim bình thường của mẹ, khoảng từ 100-160 lần/phút đưa máu chảy đi khắp cơ thể tí hon của bé. Bàn tay và bàn chân bé đang nhô ra từ cánh tay và cẳng chân, trông khá giống những mái chèo với lớp màng giữa các ngón. Cả hai bán cầu não của bé đang phát triển, gan đang tạo ra tế bào hồng cầu cho đến khi tủy xương hình thành và đảm nhận vai trò này. Ruột của bé cũng đang phát triển và phổi cũng xuất hiện. Tuyến yên hình thành, cũng như phần còn lại của não, cơ và xương.
(1) Khuôn mặt bé đang thành hình (2) Bên trong khuôn miệng tí hon (3) Tim đập nhanh (4) Tay và chân nhú ra.
(1) Khuôn mặt bé đang thành hình (2) Bên trong khuôn miệng tí hon (3) Tim đập nhanh (4) Tay và chân nhú ra.
Những điều mẹ cần lưu ý khi mang thai tuần 6
Ngoài những thay đổi về cơ thể mẹ bên trên thì một số mẹ cũng có những dấu hiệu đau bụng và ra máu. Ở tuần thứ 6 hay bất kỳ tuần nào trước đó, việc đau bụng và ra máu là khá bình thường, tuy nhiên nếu bạn cảm thấy trầm trọng hơn và quá lo lắng thì hãy tìm đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Mang thai tuần thứ 6 nên ăn gì? Phần lớn các bà mẹ mới có thai đều băn khoăn về chế độ dinh dưỡng khi đang có em bé. Mẹ nên nhớ rằng hãy cứ ăn cho chính mình, đừng vì con mà ăn cho 2 người, mỗi ngày mẹ chỉ nên nạp 2.000 calories là đủ và điều quan trọng chính là sự cân bằng chất dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cũng như các tuần trước đó mẹ nên tiếp tục tránh xa các chất kích thích, giữ một lối sống lành mạnh, vận động nhẹ nhàng nếu có thể để đảm bảo sức khỏe tốt nhất bước vào tuần mang thai thứ 7 tiếp theo.

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2019

Đọc vị 18 dấu hiệu của trẻ sơ sinh để biết ngay nhu cầu của trẻ – ai mới làm mẹ không thể bỏ qua



Bất cứ dấu hiệu, hành động lạ của trẻ sơ sinh cũng khiến cha mẹ lo lắng vì con chưa biết nói. Do đó các mẹ hãy phán đoán qua 18 dấu hiệu sau để biết bé muốn gì.

Mặc dù mỗi cha mẹ có cách hiểu và giải thích các dấu hiệu riêng của con mình nhưng các chuyên gia đã đúc rút ra một số quy tắc chung để nhận biết, phân biệt nhu cầu của trẻ. Theo đó, cha mẹ cần quan tâm đến tiếng khóc, âm thanh em bé tạo ra và hành động của bé. 18 dấu hiệu dưới đây sẽ cho bạn biết con của mình thực sự muốn gì.
Cách bé khóc
Khóc chính là cách bé thể hiện nhu cầu của mình khi chưa biết nói, đặc biệt là trong giai đoạn sơ sinh. Nhưng làm thế nào để cha mẹ có thể hiểu liệu em bé khóc vì đói, đau, hay vì một lí do khác?
Khóc vu vơ: Nếu đứa trẻ ở một mình quá lâu và muốn sự chú ý của bố mẹ sẽ liên tục khóc trong 5-6 giây và sau đó tạm dừng trong 20 giây như thể đang chờ kết quả. Nếu cha mẹ không đáp ứng, chu kỳ này lặp lại nhiều lần cho đến khi tiếng khóc trở nên liên tục. 
Khóc vì đói: Trẻ có thể bắt đầu bằng tiếng kêu nhưng nếu không được bế và cho ăn, tiếng khóc sẽ tiếp tục và trở nên cuồng loạn. Đứa bé tiếp tục ngọ nguậy, khóc to hơn và cho tay lên vào miệng.
Khóc vì đau: Tiếng khóc này sẽ đơn điệu, ồn ào và không đổi. Theo chu kỳ, sẽ có những tiếng khóc to hơn do cơn đau tăng lên. Tuy nhiên, nếu em bé bị ốm, tiếng khóc cũng có thể đơn điệu rồi yên lặng, vì chúng không có đủ sức để tạo ra tiếng khóc lớn.
Khóc khi đi vệ sinh: Ngay cả khi đi vệ sinh hoặc đánh hơi cũng có thể gây khó chịu ở trẻ. Kiểu khóc này giống như rên rỉ hoặc kêu ré lên.
cách chăm sóc trẻ sơ sinh – ảnh 1
cách chăm sóc trẻ sơ sinh – ảnh 1
Khóc vì buồn ngủ: Khi em bé muốn ngủ nhưng không thể ngủ được vì một lý do nào đó, tiếng khóc của chúng sẽ nghe như tiếng rên rỉ, sau đó là tiếng ngáp. Em bé cũng sẽ dụi mắt và tai.
Khóc vì khó chịu: Khi cảm thấy khó chịu, bé sẽ có tiếng khóc giống như bị kích thích và không liên tục, đi kèm với sự bồn chồn. Điều đó có nghĩa là đã đến lúc kiểm tra tã của bé hoặc có thể bé cảm thấy quá lạnh hoặc quá nóng.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh có thể khóc khi chúng muốn thay đổi môi trườnghoặc khi chúng cảm thấy thất vọng hoặc buồn chán.
Những âm thanh phát ra
cách chăm sóc trẻ sơ sinh – ảnh 2
cách chăm sóc trẻ sơ sinh – ảnh 2
Bác sĩ Nhi khoa người Úc Priscilla Dunstan đã nghiên cứu về âm thanh trẻ sơ sinh phát ra trong hơn 20 năm qua. Hàng ngàn em bé thuộc các quốc tịch khác nhau đã tham gia vào thí nghiệm của cô. Priscilla tin rằng âm thanh này là ngôn ngữ và phản xạ chung của mọi đứa trẻ trên thế giới. Từ giai đoạn 4 tháng tuổi, các bé bắt đầu phát ra âm thanh tìm kiếm sự giao tiếp để đáp ứng các yêu cầu thể chất. Việc phát hiện và hiểu những âm thanh này kịp thời có thể ngăn chặn những cơn khóc của trẻ.
“Từ điển” của các âm thanh chính bao gồm:
‘Neh’ – Con đang đói!: Âm thanh này được tạo ra khi em bé đẩy lưỡi lên đến vòm miệng và được kích hoạt bởi phản xạ mút.
‘Eh’ – Con sẽ ợ!: Âm thanh này được hình thành khi không khí dư thừa bắt đầu đẩy ra khỏi thực quản và em bé cố gắng phản xạ nhả ra khỏi miệng.
Owh’ – Con buồn ngủ hay mệt mỏi!: Em bé tạo ra âm thanh mệt mỏi này bằng cách gập môi trước khi ngáp.
‘Heh’ – Con cảm thấy không thoải mái!: Cảm giác khó chịu sẽ khiến cho em bé di chuyển, và giật tay chân của chúng. Tất cả những chuyển động này góp phần tạo ra âm thanh ‘Heh’, đặc biệt là khi miệng của em bé hơi mở.
‘Eairh’ – ‘Con đầy hơi và đau bụng!: Những âm thanh tạo ra bị bóp méo và biến thành tiếng rên rỉ khi một đứa bé đầy hơi và thở ra trong khi cố gắng thoát khỏi cơn đau.
Các hành động của bé
cách chăm sóc trẻ sơ sinh – ảnh 3
cách chăm sóc trẻ sơ sinh – ảnh 3
Ngôn ngữ cơ thể nói rất nhiều về sức khỏe của em bé:
Cong lưng: Trẻ dưới 2 tháng tuổi thường thực hiện động tác này khi phản ứng với cơn đau. Nếu em bé cong lưng sau khi ăn, điều đó có nghĩa là con đã no. Nếu bạn thường thấy bé thực hiện động tác này trong khi ăn, đó có thể là dấu hiệu của trào ngược. Nếu bé lớn hơn 2 tháng tuổi, động tác này thường biểu thị sự mệt mỏi và tâm trạng không tốt.
Quay đầu: Đây là một hành động làm dịu của em bé. Chúng có thể làm điều đó trước khi chìm vào giấc ngủ hoặc khi xung quanh có những người lạ mặt.
Nắm lấy tai: Trong hầu hết các trường hợp, chuyển động này cho thấy em bé đang tự khám phá cơ thể của mình. Bạn chỉ nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu động tác này được thực hiện khi bé khóc và lặp lại thường xuyên. Rất có thể em bé đang không ổn với đôi tai của mình.
Nắm chặt nắm tay: Đây là một dấu hiệu cho thấy em bé bị đói. Nếu bạn kịp thời chú ý đến điều này, bạn có thể ngăn tiếng khóc do cơn đói gây ra cho bé.
Nâng chân lên: Đây là dấu hiệu đau bụng. Em bé đang cố gắng theo phản xạ làm dịu cơn đau.
cách chăm sóc trẻ sơ sinh – ảnh 4
cách chăm sóc trẻ sơ sinh – ảnh 4
Giật tay: Chuyển động này có nghĩa là em bé đang sợ hãi. Một âm thanh lớn, ánh sáng mạnh hoặc thức dậy đột ngột có thể gây ra phản xạ giật mình. Những lúc như thế, em bé cần được bố mẹ vỗ về, an ủi.

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2019

Mang thai tuần thứ 4: Thai đã vào tử cung chưa?

Mang thai tuần thứ 4 đánh dấu sự khởi đầu của giai đoạn phôi thai. Hiện tại, em bé của bạn chỉ là một phôi thai có kích cỡ bằng một hạt vừng, bao gồm 2 lớp – lớp lá ngoại bì và lớp lá nội bì.

Thai nhi tuần thứ 4 trông như thế nào?
Ở tuần thai thứ tư, tế bào hợp tử hình thành ba lớp: mô ngoài cùng (ngoại bì), mô giữa (trung bì), mô trong cùng (nội bì). Ba lớp này sẽ hình thành các cơ quan và mô cho bào thai. Ngoại bì sẽ trở thành hệ thần kinh (bao gồm não), da, tóc, móng, tuyến vú, chân lông và chân răng. Trung bì sẽ phát triển thành tim, hệ tuần toàn, khung xương, mô liên kết, mạch máu và các cơ. Nội bì sẽ hình thành phổi, đường ruột, gan, tụy và tuyến giáp.
Tứ chi bắt đầu nhú ra nhưng không rõ rệt. Nhau thai cũng bắt đầu hình thành và sản xuất ra một số hooc-môn quan trọng bao gồm HCG. Có sự chuyển động của máu thông qua mạch chính.
Ở tuần thai thứ 4, em bé chỉ nhỏ như một hạt vừng.
Ở tuần thai thứ 4, em bé chỉ nhỏ như một hạt vừng.
Thời điểm mang thai tuần thứ 4, túi nước ối cũng bắt đầu hình thành và sẽ là "ngôi nhà" bảo vệ bé. Nước ối đóng vai trò là tấm đệm khi bé phát triển dần, đồng thời túi noãn hoàng sản sinh tế bào hồng cầu của bé và giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho bé đến khi nhau thai đã phát triển và sẵn sàng đảm nhận nhiệm vụ này.
Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào khi mang thai tuần thứ 4?
Ở tuần thứ tư của thai kỳ, bạn có thể có những triệu chứng đầu thai kỳ như căng ở hai bầu vú, nhức đầu, đau lưng hoặc một vài biểu hiện khác. Bạn nên biết rằng những triệu chứng này tương tự như những triệu chứng mà bạn có thể có trước kì kinh. Với một số phụ nữ thì chẳng có triệu chứng nào cả ngoại trừ trễ kinh hoặc kinh nguyệt bất thường. Nếu bạn mất kinh, hãy dùng que thử thai. Đây là cách phát hiện thai sớm nhất tại nhà.
Một khi thử thai đã cho kết quả dương tính, ngay cả khi vạch thứ 2 xuất hiện khá mờ thì rất có thể là bạn đang mang thai. Bởi một khi thử thai tại nhà mà cho kết quả dương tính, nghĩa là cơ thể bạn đang sản xuất ra một lượng hCG có thể phát hiện được vậy, vạch mờ ám chỉ là bạn mới mang thai. Do đó, để chắc chắn, hãy chờ 2-3 ngày sau để có lần thử thai tiếp.
Nếu kết quả thử thai lần 2 xuất hiện vạch rõ hơn, xin chúc mừng, bạn đã có thai! Còn nếu kết quả thử thai lần 2 là âm tính, có thể que thử thai lần trước của bạn cho kết quả sai hoặc bạn đã sảy thai. Theo ước tính, khoảng 20-30% trường hợp phụ nữ sảy thai sớm như thế này.
Thai tuần thứ 4 đã vào tử cung chưa?

Để trả lời cho câu hỏi thai 4 tuần tuổi đã vào tử cung chưa thì rất khó đưa ra một câu trả lời chính xác. Điều này sẽ phụ thuộc vào thể trạng từng người mẹ, bởi vì ở mỗi phụ nữ khi mang thai sẽ có thời gian thụ thai và thai làm tổ nhanh hoặc chậm không giống nhau.
Để trả lời cho câu hỏi thai 4 tuần tuổi đã vào tử cung chưa thì rất khó đưa ra một câu trả lời chính xác.
Để trả lời cho câu hỏi thai 4 tuần tuổi đã vào tử cung chưa thì rất khó đưa ra một câu trả lời chính xác.
Sự phát triển của thai nhi 4 tuần tuổi vẫn chỉ là một bài tử mà mẹ không thể thấy được bằng mắt thường. Tuy nhiên, vẫn có một số dấu hiệu sẽ giúp mẹ nhận biết rõ thai nhi 4 tuần tuổi đã vào tử cung chưa, nếu mẹ là người nhạy cảm thì chắc chắn sẽ nhận ra:
- Tình trạng ra máu báo có thai: Một lượng máu báo màu đỏ nhạt hoặc nâu nhạt sẽ xuất hiện từ âm đạo của mẹ và đôi khi kèm theo cơn đau bụng nhẹ.
- Nhiệt độ cơ thể tăng: Nguyên nhân là do khi mẹ mang thai, một số hormone thay đổi khiến lượng máu tăng cao hơn trước để thúc đẩy sản xuất máu cung cấp thai nhi. Điều này sẽ khiến mẹ bị tăng huyết áp kèm theo cảm giác chóng mặt, nhức đầu.
- Mệt trong người: Sự thay đổi hormone progesterone và estrogen khi mang thai tăng cao. Cùng lúc đó cơ thể mẹ không thích nghi kịp và dẫn đến các cảm giác mệt mỏi, không còn sức sống.
- Cảm giác ốm nghén: Có lẽ vẫn còn khá sớm để các triệu chứng buồn nôn khi mang thai, chóng mặt, chuột rút xuất hiện lúc này. Tuy nhiên ở một số phụ nữ lại xuất hiện từ khá sớm chứng tỏ quá trình thai nghén đã thành công.
Thai 4 tuần tuổi siêu âm có thấy không?
Thời gian và mức độ phát triển ở mỗi thai nhi sẽ khác nhau trên từng người mẹ. Vì thế nên một số mẹ siêu âm vào thời gian này có thể thấy không không thấy hình ảnh bào thai của mình. Ngoài ra thai 4 tuần siêu âm có thấy không còn phụ thuộc vào kích thước thai nhi bởi lúc này bé chỉ là một đốm nhỏ dài khoảng 2-3mm rất khó để mẹ nhìn thấy. Thời điểm siêu âm thai thích hợp nhất dành cho mẹ là ở khoảng tuần thứ 5 – 6 sẽ cho mẹ hình ảnh rõ nét hơn.
Thời gian và mức độ phát triển ở mỗi thai nhi sẽ khác nhau trên từng người mẹ. Vì thế nên một số mẹ siêu âm vào thời gian này có thể thấy không không thấy hình ảnh bào thai của mình.
Thời gian và mức độ phát triển ở mỗi thai nhi sẽ khác nhau trên từng người mẹ. Vì thế nên một số mẹ siêu âm vào thời gian này có thể thấy không không thấy hình ảnh bào thai của mình.
Mẹ bầu cần lưu ý gì khi mang thai tuần thứ 4?

- Khi đã chắc chắn đang mang thai, cần ngưng hút thuốc cũng như hạn chế sử dụng các chất có cồn và caffeine.
- Hạn chế sử dụng các loại pho-mát chưa qua khử trùng như pho-mát Camembert hoặc Brie.
- Không ăn các loại thịt tái, trứng lòng đào để tránh nhiễm khuẩn E-coli hoặc Salmonella.
- Hạn chế sử dụng các loại cá có mức thủy ngân cao như cá kiếm và cá thu.
- Chuẩn bị lên lịch khám thai với một bác sĩ hoặc tại một phòng khám sản khoa tin cậy.
- Lập danh sách các loại dược phẩm bạn đang phải dùng, cả thuốc có toa và không có toa, sau đó kiểm tra lại với bác sĩ xem bạn có thể tiếp tục dùng những thuốc đó hay không.

- Quan tâm đến chế độ ăn uống nhiều hơn cũng như bắt đầu dùng các loại vitamin thiết yếu cho mẹ bầu từ tuần mang thai thứ 4 này nhé!

Liên kết MXH : 

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2019

Mang thai tuần thứ 3: Một loạt những chuyển biến và thay đổi rõ rệt mẹ bầu sẽ không lường trước được

Nếu 2 tuần đầu tiên mọi thứ còn khá mơ hồ thì khi bước sang mang thai tuần thứ 3, cơ thể đã chuyển biến rõ rệt hơn rất nhiều.

Dấu hiệu có thai 3 tuần đầu là gì?
Mẹ chắc sẽ không nhận ra bên trong mình có một cuộc gặp gỡ vô cùng quan trọng: một tinh trùng duy nhất đã được thụ tinh cùng trứng! Vài ngày sau khi thụ thai, trứng đã thụ tinh sẽ đi vào nội mạc tử cung của mẹ và bắt đầu phát triển. Đúng rồi đấy chính là một em bé đang lớn dần lên, thai nhi đã được 3 tuần tuổi! Để cho chắc chắn thì cuối tuần này mẹ có thể dùng đến que thử thai tại nhà, lưu ý nên thử vào sáng sớm mới ngủ dậy, khi đó nồng độ hormone hCG sẽ ở mức cao nhất và cho độ chính xác cao.
Nhìn vẻ bên ngoài thì bạn không có chút gì khác, nhưng chỉ còn 8 tháng nữa thôi là đến giờ G! Ở giai đoạn này mẹ có thể có cảm giác rất giống với tuần trước, không có gì thay đổi. Mỗi phụ nữ là khác nhau và vì vậy sẽ có những trải nghiệm khác biệt của riêng mình:
- Bạn có thể cảm thấy buồn nôn, đặc biệt là khi thức dậy vào buổi sáng, hoặc sau khi ăn. 
- Bạn thậm chí có thể nôn hoặc cảm thấy như sắp muốn nôn nhiều lần trong ngày - đây chính là triệu chứng ốm nghén thai kỳ thường xảy ra ở 3/4 các bà bầu.
Giai đoạn này cơ thể mẹ sẽ có nhiều những thay đổi như mệt mỏi, muốn nôn, và cảm thấy nhạy cảm hơn ở ngực (Ảnh minh họa).
Giai đoạn này cơ thể mẹ sẽ có nhiều những thay đổi như mệt mỏi, muốn nôn, và cảm thấy nhạy cảm hơn ở ngực (Ảnh minh họa).
- Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và cần phải nghỉ nhiều hơn. Tình trạng này có thể tệ hơn nếu lượng đường trong máu của bạn thấp và bạn bị đói.
- Khứu giác trở nên rất nhạy cảm với các loại mùi. Bạn có thể cảm thấy căng tức ở bụng tương tự như cảm giác khi có kinh.
- Bạn có thể cảm thấy nặng nề và nhạy cảm hơn ở ngực.   
Không chỉ những thay đổi về cơ thể, cảm xúc tâm trạng của bạn cũng có rất nhiều biến chuyển: cảm giác hồi hộp vui sướng khi biết tin có em bé, hoặc lo lắng thậm chí khá căng thẳng vì đây là một chuyện chưa từng xảy ra… Đừng quá nhạy cảm mà hãy nhẹ nhàng giải tỏa bằng việc tâm sự với chồng, với mẹ, với người bạn thân có kinh nghiệm… Tất cả sẽ ở bên bà mẹ tương lai!
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 3
Nếu như ở 2 tuần đầu, việc mang thai chỉ là những hình dung rất mơ hồ mà bạn không cảm nhận được rõ ràng, thì ở tuần thứ 3 này đã có sự biến chuyển hơn rất nhiều.
Trứng đã thụ tinh sẽ trải qua một quá trình phân chia tế bào. Khoảng 30 giờ sau khi thụ tinh, trứng sẽ chia thành hai tế bào, sau đó bốn tế bào, sau đó tám và tiếp tục phân chia đến khi di chuyển từ ống dẫn trứng vào tử cung. Khi đến tử cung, nhóm tế bào này sẽ trông giống như một quả bóng nhỏ và được gọi là phôi thai.
Hình ảnh minh họa về quá trình thụ tinh.
Hình ảnh minh họa về quá trình thụ tinh.
Các phôi sẽ trở nên rỗng và chứa đầy chất lỏng, được biết đến như là một túi phôi. Sau đó các phôi nang sẽ tự gắn vào nội mạc tử cung. Điều này được gọi là cấy ghép. Cấy ghép trong tử cung sẽ tạo ra một kết nối thiết yếu: nội mạc tử cung sẽ cung cấp chất dinh dưỡng và loại bỏ chất thải cho phôi đang phát triển. Theo thời gian, vùng cấy ghép này sẽ phát triển thành nhau thai.
Thai nhi thực sự tồn tại, dẫu cho đó chỉ là sự tồn tại rất nhỏ của một hợp tử với kích thước chỉ từ 0,35-0,6mm. Kể từ tuần này trở đi, em bé của bạn sẽ lớn lên từng ngày từng giờ làm bạn ngạc nhiên đấy!  
Ở tuần này, phôi thai nhỏ cỡ một hạt cam hay đầu ngón tay út, và có thể nhìn thấy trên màn hình siêu âm (lúc này siêu âm đầu dò qua đường âm đạo sẽ chi tiết hơn siêu âm ổ bụng).
Thai nhi giai đoạn này sẽ có kích thước khoảng 0,35-0,6mm.
Thai nhi giai đoạn này sẽ có kích thước khoảng 0,35-0,6mm.

Mang thai tuần thứ 3 nên ăn gì?
Nếu mẹ đã bổ sung acid folic 400mcg/ngày trước khi mang thai, bây giờ cơ thể mẹ và bé sẽ cần nhiều hơn một chút, khoảng 600mcg mỗi ngày.
Khi có bầu, lượng sắt cần cho cơ thể sẽ tăng gấp đôi khoảng 30mg/ngày. Nếu không cung cấp đủ, bạn sẽ mắc chứng thiếu máu, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả thai nhi. Bạn sẽ cần đến sự tư vấn của bác sĩ để biết cơ thể mình thiếu/thừa chất nào.
Mặt khác bạn không nên bổ sung quá nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể qua việc uống thuốc hoặc thực phẩm. Theo các chuyên gia, bà bầu nên bổ sung khoảng 300 calo cho khẩu phần bình thường là đủ.
Các mẹ vẫn nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và tránh một số món như thịt chưa chín kĩ, trứng lòng đào, hải sản hun khói... (Ảnh minh họa).
Các mẹ vẫn nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và tránh một số món như thịt chưa chín kĩ, trứng lòng đào, hải sản hun khói... (Ảnh minh họa).
Một số món ăn cần kiêng cữ: Những món như thịt chưa nấu chín, hải sản hun khói hay trứng lòng đào… thì nên tránh vì chúng có thể gây nguy cơ nhiễm khuẩn coliform, toxoplasmosis và salmonella… những loại khuẩn không có lợi cho thai nhi. Khói bụi, thuốc lá, chất kích thích cũng nên tiếp tục tránh.
Một lưu ý rất quan trọng là mẹ nên giữ tâm trạng vui vẻ, không stress, có thể tập thể dục nhẹ nhàng để giữ cơ thể dẻo dai linh hoạt trong suốt cả thai kỳ.

Nguồn : http://afamily.vn/mang-thai-tuan-thu-3-mot-loat-nhung-chuyen-bien-va-thay-doi-ro-ret-me-bau-se-khong-luong-truoc-duoc-2019052521373267.chn