Thứ Hai, 17 tháng 6, 2019

Mang thai tuần thứ 3: Một loạt những chuyển biến và thay đổi rõ rệt mẹ bầu sẽ không lường trước được

Nếu 2 tuần đầu tiên mọi thứ còn khá mơ hồ thì khi bước sang mang thai tuần thứ 3, cơ thể đã chuyển biến rõ rệt hơn rất nhiều.

Dấu hiệu có thai 3 tuần đầu là gì?
Mẹ chắc sẽ không nhận ra bên trong mình có một cuộc gặp gỡ vô cùng quan trọng: một tinh trùng duy nhất đã được thụ tinh cùng trứng! Vài ngày sau khi thụ thai, trứng đã thụ tinh sẽ đi vào nội mạc tử cung của mẹ và bắt đầu phát triển. Đúng rồi đấy chính là một em bé đang lớn dần lên, thai nhi đã được 3 tuần tuổi! Để cho chắc chắn thì cuối tuần này mẹ có thể dùng đến que thử thai tại nhà, lưu ý nên thử vào sáng sớm mới ngủ dậy, khi đó nồng độ hormone hCG sẽ ở mức cao nhất và cho độ chính xác cao.
Nhìn vẻ bên ngoài thì bạn không có chút gì khác, nhưng chỉ còn 8 tháng nữa thôi là đến giờ G! Ở giai đoạn này mẹ có thể có cảm giác rất giống với tuần trước, không có gì thay đổi. Mỗi phụ nữ là khác nhau và vì vậy sẽ có những trải nghiệm khác biệt của riêng mình:
- Bạn có thể cảm thấy buồn nôn, đặc biệt là khi thức dậy vào buổi sáng, hoặc sau khi ăn. 
- Bạn thậm chí có thể nôn hoặc cảm thấy như sắp muốn nôn nhiều lần trong ngày - đây chính là triệu chứng ốm nghén thai kỳ thường xảy ra ở 3/4 các bà bầu.
Giai đoạn này cơ thể mẹ sẽ có nhiều những thay đổi như mệt mỏi, muốn nôn, và cảm thấy nhạy cảm hơn ở ngực (Ảnh minh họa).
Giai đoạn này cơ thể mẹ sẽ có nhiều những thay đổi như mệt mỏi, muốn nôn, và cảm thấy nhạy cảm hơn ở ngực (Ảnh minh họa).
- Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và cần phải nghỉ nhiều hơn. Tình trạng này có thể tệ hơn nếu lượng đường trong máu của bạn thấp và bạn bị đói.
- Khứu giác trở nên rất nhạy cảm với các loại mùi. Bạn có thể cảm thấy căng tức ở bụng tương tự như cảm giác khi có kinh.
- Bạn có thể cảm thấy nặng nề và nhạy cảm hơn ở ngực.   
Không chỉ những thay đổi về cơ thể, cảm xúc tâm trạng của bạn cũng có rất nhiều biến chuyển: cảm giác hồi hộp vui sướng khi biết tin có em bé, hoặc lo lắng thậm chí khá căng thẳng vì đây là một chuyện chưa từng xảy ra… Đừng quá nhạy cảm mà hãy nhẹ nhàng giải tỏa bằng việc tâm sự với chồng, với mẹ, với người bạn thân có kinh nghiệm… Tất cả sẽ ở bên bà mẹ tương lai!
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 3
Nếu như ở 2 tuần đầu, việc mang thai chỉ là những hình dung rất mơ hồ mà bạn không cảm nhận được rõ ràng, thì ở tuần thứ 3 này đã có sự biến chuyển hơn rất nhiều.
Trứng đã thụ tinh sẽ trải qua một quá trình phân chia tế bào. Khoảng 30 giờ sau khi thụ tinh, trứng sẽ chia thành hai tế bào, sau đó bốn tế bào, sau đó tám và tiếp tục phân chia đến khi di chuyển từ ống dẫn trứng vào tử cung. Khi đến tử cung, nhóm tế bào này sẽ trông giống như một quả bóng nhỏ và được gọi là phôi thai.
Hình ảnh minh họa về quá trình thụ tinh.
Hình ảnh minh họa về quá trình thụ tinh.
Các phôi sẽ trở nên rỗng và chứa đầy chất lỏng, được biết đến như là một túi phôi. Sau đó các phôi nang sẽ tự gắn vào nội mạc tử cung. Điều này được gọi là cấy ghép. Cấy ghép trong tử cung sẽ tạo ra một kết nối thiết yếu: nội mạc tử cung sẽ cung cấp chất dinh dưỡng và loại bỏ chất thải cho phôi đang phát triển. Theo thời gian, vùng cấy ghép này sẽ phát triển thành nhau thai.
Thai nhi thực sự tồn tại, dẫu cho đó chỉ là sự tồn tại rất nhỏ của một hợp tử với kích thước chỉ từ 0,35-0,6mm. Kể từ tuần này trở đi, em bé của bạn sẽ lớn lên từng ngày từng giờ làm bạn ngạc nhiên đấy!  
Ở tuần này, phôi thai nhỏ cỡ một hạt cam hay đầu ngón tay út, và có thể nhìn thấy trên màn hình siêu âm (lúc này siêu âm đầu dò qua đường âm đạo sẽ chi tiết hơn siêu âm ổ bụng).
Thai nhi giai đoạn này sẽ có kích thước khoảng 0,35-0,6mm.
Thai nhi giai đoạn này sẽ có kích thước khoảng 0,35-0,6mm.

Mang thai tuần thứ 3 nên ăn gì?
Nếu mẹ đã bổ sung acid folic 400mcg/ngày trước khi mang thai, bây giờ cơ thể mẹ và bé sẽ cần nhiều hơn một chút, khoảng 600mcg mỗi ngày.
Khi có bầu, lượng sắt cần cho cơ thể sẽ tăng gấp đôi khoảng 30mg/ngày. Nếu không cung cấp đủ, bạn sẽ mắc chứng thiếu máu, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả thai nhi. Bạn sẽ cần đến sự tư vấn của bác sĩ để biết cơ thể mình thiếu/thừa chất nào.
Mặt khác bạn không nên bổ sung quá nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể qua việc uống thuốc hoặc thực phẩm. Theo các chuyên gia, bà bầu nên bổ sung khoảng 300 calo cho khẩu phần bình thường là đủ.
Các mẹ vẫn nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và tránh một số món như thịt chưa chín kĩ, trứng lòng đào, hải sản hun khói... (Ảnh minh họa).
Các mẹ vẫn nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và tránh một số món như thịt chưa chín kĩ, trứng lòng đào, hải sản hun khói... (Ảnh minh họa).
Một số món ăn cần kiêng cữ: Những món như thịt chưa nấu chín, hải sản hun khói hay trứng lòng đào… thì nên tránh vì chúng có thể gây nguy cơ nhiễm khuẩn coliform, toxoplasmosis và salmonella… những loại khuẩn không có lợi cho thai nhi. Khói bụi, thuốc lá, chất kích thích cũng nên tiếp tục tránh.
Một lưu ý rất quan trọng là mẹ nên giữ tâm trạng vui vẻ, không stress, có thể tập thể dục nhẹ nhàng để giữ cơ thể dẻo dai linh hoạt trong suốt cả thai kỳ.

Nguồn : http://afamily.vn/mang-thai-tuan-thu-3-mot-loat-nhung-chuyen-bien-va-thay-doi-ro-ret-me-bau-se-khong-luong-truoc-duoc-2019052521373267.chn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét